F Đại lý Japan Air | Japan Airlines

Pages

 

Chủ Nhật, 29 tháng 8, 2021

Di tích đầu tiên của người Hoa ở Nam bộ Thất Phủ cổ miếu

 Thất phủ cổ miếu là cơ sở văn hoá đầu tiên của cộng đồng người Hoa ở Đồng Nai nói riêng và cả khu vực Nam bộ nói chung. Ngôi chùa này là nhân chứng đánh dấu cột mốc lịch sử về thời kỳ khẩn hoang, lập nghiệp và cùng bảo vệ, phát triển vùng đất phương Nam của cộng đồng người Hoa.

Thất Phủ cổ miếu xã Hiệp Hòa, TP Biên Hòa, Đồng Nai lúc đầu có tên là miếu Quan Đế, được khai tạo vào năm 1684 và sau đổi tên thành Thất Phủ cổ miếu. Đây là ngôi miếu của người Hoa sớm nhất ở Nam Bộ, gắn với cuộc di dân do Trần Thượng Xuyên đưa vào định cư ở Cù lao phố Biên Hòa, đến nay đã hơn 300 năm tồn tại. Miếu thờ Quan Công, do đó còn được người dân gọi là chùa Ông.



Trần Thượng Xuyên đã kết hợp với cộng đồng người Việt đến vùng đất này trước đó, khai khẩn, mở mang đất đai và tạo lập Nông Nại Đại Phố - một thương cảng đô hội, phồn thịnh bậc nhất phương Nam lúc bấy giờ. Sau 6 năm an cư trên đất Việt, tướng quân Trần Thượng Xuyên đã cùng cộng đồng người Hoa tạo dựng nên cơ sở tín ngưỡng Thất phủ cổ miếu.


Được biết, Thất phủ cổ miếu này do bảy phủ người Hoa đóng góp để tạo dựng, bao gồm: Phúc Châu, Chương Châu, Tuyền Châu, Quảng Châu, Triều Châu, Quỳnh Châu và Ninh Ba.


Hơn 300 năm hiện hữu, Thất phủ cổ miếu trở thành địa điểm giao lưu của hai nền văn hóa Việt – Hoa trên vùng đất Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.là điểm đến tâm linh không thể thiếu của nhiều người dân...



Đại Giác cổ tự bi kịch về một mối tình ngang trái nơi cửa Phật

 Chùa Đại Giác có diện tích khoảng 3.000 m2 với hai cổng xây bằng gạch ra vào, xung quanh có tường rào bao bọc. Sau nhiều lần trùng tu, hiện nay chùa cất theo lối chữ tam (三) với ba dãy nhà ngang nối liền nhau.


Mặt tiền chùa quay theo hướng Tây Bắc nhìn ra sông Đồng Nai. Giữa sân trước chùa là một cây bồ đề lớn, do Hòa thượng Đinh Tông trồng vào ngày rằm tháng 11 năm Kỷ Mão (1939) và pho tượng Phật Quan âm Nam Hải đứng trên tòa sen. Bên tả và phía sau là khu vườn rộng trồng cây trái, bên hữu là khu bảo tháp với nhiều mộ tháp của các vị trụ trì viên tịch.

Tuy bên ngoài, mái hiên chùa thấp và có lối kiến trúc hiện đại, nhưng bên trong chùa, vẫn còn theo kiểu mẫu của các chùa xưa ở vùng Đồng Nai, với các cột tròn và cao vút, tạo không gian thoáng đãng. Chùa gồm chánh điện, nhà khách, phòng chư tăng, trai đường và nhà bếp.


Di tích chùa Đại Giác còn gắn với một câu chuyện tình cảm giữa một Thiền sư và một Công chúa nhà Nguyễn. Lược kể theo sách Thiền sư Việt Nam:

Thiền sư Thiệt Thành Liễu Đạt không rõ năm sinh, là nhà sư đầu tiên ở miền Nam được phong Quốc sư. Với kiến thức Phật học uyên bác ông được vời về Huế để giảng kinh cho hoàng tộc. Tại kinh đô, Thái trưởng công chúa Long Thành, chị ruột chúa Nguyễn Phúc Ánh và là bác ruột của vua Minh Mạng, trong những ngày theo học đạo, đã thầm yêu nhà sư. Năm 1821, Hoà thượng Phật Ý-Linh Nhạc viên tịch, sư trở về chùa Từ Ân (Gia Định) chịu tang sư phụ rồi ở lại luôn. Những tưởng tránh được nghiệp duyên, nào ngờ vị Hoàng cô trên tìm đến tận nơi. 

Thiền sư Thiệt Thành Liễu Đạt quyết định nhập thất hai năm ở chùa Đại Giác để không gặp mặt. Nhưng vì Hoàng cô cứ nài nỉ xin được nắm tay ông trước khi trở về Huế, và bà đã toại nguyện. Đêm ấy, nhà sư tự thiêu sau khi ghi lại bài kệ trên vách để bày tỏ tấm lòng của mình. Mấy ngày sau, Hoàng cô cũng uống độc dược quyên sinh tại chùa Đại Giác vào ngày mùng 2 tháng 11 năm Quý Mùi (1823).



Chùa Đại Giác cùng với chùa Bửu Phong và chùa Long Thiền là ba công trình kiến trúc tôn giáo Việt, được khởi dựng sớm nhất ở Đồng Nai và là chứng tích cho bước đường Nam tiến ở nửa đầu thế kỷ 17 của ba nhà sư thuộc dòng Lâm Tế ở Đàng Trong. Ngoài giá trị này, ở chùa Đại Giác còn có các tượng Phật, hoành phi, liễn đối, phù điêu...mang nhiều đề tài phong phú, được chạm khắc công phu, sơn son thiếp vàng. Tất cả đã thể hiện tài năng nhân chạm khắc của người tạo tác và phản ánh được ít nhiều nền mỹ thuật truyền thống vùng Đông Nam Bộ. 

Biểu tượng cầu Ghềnh dấu tích trăm năm Tp Biên Hòa

 


Cầu Ghềnh chính thức được khánh thành vào ngày 14/1/1904 . Sau khi khánh thành, cầu Ghềnh đã giúp đưa tuyến xe lửa Sài Gòn – Biên Hòa đi vào hoạt động.


Lúc đầu, cầu có tên là cầu Gành, bởi giữa dòng sông nơi cầu bắc qua có một dãy đá chắn ngang như một cái gành. Cầu được thiết kế bởi kiến trúc sư nổi Gustave Eiffel người Pháp, cũng chính là người đã thiết kế tháp Eiffel nổi tiếng tại thủ đô Paris hiện nay.


Cây cầu được xây dựng chủ yếu bằng thủ công, chứ không phải theo cách xây dựng hiện đại ngày nay. Những công đoạn nguy hiểm khi xây dựng cầu khi đó đều do các công nhân người Việt được các kỹ sư người Pháp thuê làm.

“Cầu Ghềnh là công trình lớn có tầm cỡ thời bấy giờ ở toàn xứ Nam kỳ. Không chỉ dành cho xe lửa qua lại, cây cầu còn là huyết mạch giao thông của tuyến đường bộ Quốc lộ 1. Kiến trúc cổ kính, cầu vững chãi trường tồn cho đến tận ngày hôm nay, tạo nên một nét văn hóa rất riêng của vùng đất và con người Biên Hòa”.
 

Trải qua hơn một thế kỷ, cây cầu vẫn được người dân Đồng Nai sử dụng hàng ngày như một tuyến đường huyết mạch. Hiện tại cầu Ghềnh là nhịp nối giữa hai bờ Cù Lao Phố (xã Hiệp Hòa, TP Biên Hòa) và phường Bửu Hoà (TP Biên Hòa).

Ở Cù Lao Phố, nếu bạn đứng trong khuôn viên đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh, có thể thấy rõ Cầu Ghềnh.Trên cây cầu có đủ cả ba tuyến đường bộ, đường dành cho xe cơ giới và tuyến đường sắt Bắc – Nam.

Cù Lao Phố nơi cầu Ghềnh bắc qua còn một thắng cảnh nổi tiếng khác là ngôi chùa Ông cổ kính, đã 300 năm tuổi. Chùa Ông được thương hội người Hoa xây dựng năm xưa và được bảo tồn nguyên vẹn những kiến trúc cổ đến ngày nay.

Dù đã hơn 100 tuổi, nhưng cầu Ghềnh vẫn mạnh mẽ, oằn mình chống lại sức nặng của những đoàn xe lửa nối tiếp chạy qua.Ngoài ra, cầu còn là một điểm nhấn độc đáo về cảnh quan trên sông, bất kể là vào ban ngày…hay khi ánh hoàng hôn buông xuống.


Cầu dài 223,3 m, có kiểu kiến trúc Gothic bằng thép rất kiên cố. Trên cây cầu, ngoài tuyến đường bộ, đường dành cho xe cơ giới còn có tuyến đường sắt Bắc – Nam. Ký ức về tiếng còi xe lửa khi qua cầu, những tiếng rầm rập của đường ray khiến cây cầu rung lên đã trở nên thân thuộc với người dân Biên Hòa.