Cầu Ghềnh chính thức được khánh thành vào ngày 14/1/1904 . Sau khi khánh thành, cầu Ghềnh đã giúp đưa tuyến xe lửa Sài Gòn – Biên Hòa đi vào hoạt động.
Lúc đầu, cầu có tên là cầu Gành, bởi giữa dòng sông nơi cầu bắc qua có một dãy đá chắn ngang như một cái gành. Cầu được thiết kế bởi kiến trúc sư nổi Gustave Eiffel người Pháp, cũng chính là người đã thiết kế tháp Eiffel nổi tiếng tại thủ đô Paris hiện nay.
Cây cầu được xây dựng chủ yếu bằng thủ công, chứ không phải theo cách xây dựng hiện đại ngày nay. Những công đoạn nguy hiểm khi xây dựng cầu khi đó đều do các công nhân người Việt được các kỹ sư người Pháp thuê làm.
“Cầu Ghềnh là công trình lớn có tầm cỡ thời bấy giờ ở toàn xứ Nam kỳ. Không chỉ dành cho xe lửa qua lại, cây cầu còn là huyết mạch giao thông của tuyến đường bộ Quốc lộ 1. Kiến trúc cổ kính, cầu vững chãi trường tồn cho đến tận ngày hôm nay, tạo nên một nét văn hóa rất riêng của vùng đất và con người Biên Hòa”.
Trải qua hơn một thế kỷ, cây cầu vẫn được người dân Đồng Nai sử dụng hàng ngày như một tuyến đường huyết mạch. Hiện tại cầu Ghềnh là nhịp nối giữa hai bờ Cù Lao Phố (xã Hiệp Hòa, TP Biên Hòa) và phường Bửu Hoà (TP Biên Hòa).
Ở Cù Lao Phố, nếu bạn đứng trong khuôn viên đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh, có thể thấy rõ Cầu Ghềnh.Trên cây cầu có đủ cả ba tuyến đường bộ, đường dành cho xe cơ giới và tuyến đường sắt Bắc – Nam.
Cù Lao Phố nơi cầu Ghềnh bắc qua còn một thắng cảnh nổi tiếng khác là ngôi chùa Ông cổ kính, đã 300 năm tuổi. Chùa Ông được thương hội người Hoa xây dựng năm xưa và được bảo tồn nguyên vẹn những kiến trúc cổ đến ngày nay.
Dù đã hơn 100 tuổi, nhưng cầu Ghềnh vẫn mạnh mẽ, oằn mình chống lại sức nặng của những đoàn xe lửa nối tiếp chạy qua.Ngoài ra, cầu còn là một điểm nhấn độc đáo về cảnh quan trên sông, bất kể là vào ban ngày…hay khi ánh hoàng hôn buông xuống.
Cầu dài 223,3 m, có kiểu kiến trúc Gothic bằng thép rất kiên cố. Trên cây cầu, ngoài tuyến đường bộ, đường dành cho xe cơ giới còn có tuyến đường sắt Bắc – Nam. Ký ức về tiếng còi xe lửa khi qua cầu, những tiếng rầm rập của đường ray khiến cây cầu rung lên đã trở nên thân thuộc với người dân Biên Hòa.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét