Thất phủ cổ miếu là cơ sở văn hoá đầu tiên của cộng đồng người Hoa ở Đồng Nai nói riêng và cả khu vực Nam bộ nói chung. Ngôi chùa này là nhân chứng đánh dấu cột mốc lịch sử về thời kỳ khẩn hoang, lập nghiệp và cùng bảo vệ, phát triển vùng đất phương Nam của cộng đồng người Hoa.
Thất Phủ cổ miếu xã Hiệp Hòa, TP Biên Hòa, Đồng Nai lúc đầu có tên là miếu Quan Đế, được khai tạo vào năm 1684 và sau đổi tên thành Thất Phủ cổ miếu. Đây là ngôi miếu của người Hoa sớm nhất ở Nam Bộ, gắn với cuộc di dân do Trần Thượng Xuyên đưa vào định cư ở Cù lao phố Biên Hòa, đến nay đã hơn 300 năm tồn tại. Miếu thờ Quan Công, do đó còn được người dân gọi là chùa Ông.
Trần Thượng Xuyên đã kết hợp với cộng đồng người Việt đến vùng đất này trước đó, khai khẩn, mở mang đất đai và tạo lập Nông Nại Đại Phố - một thương cảng đô hội, phồn thịnh bậc nhất phương Nam lúc bấy giờ. Sau 6 năm an cư trên đất Việt, tướng quân Trần Thượng Xuyên đã cùng cộng đồng người Hoa tạo dựng nên cơ sở tín ngưỡng Thất phủ cổ miếu.
Được biết, Thất phủ cổ miếu này do bảy phủ người Hoa đóng góp để tạo dựng, bao gồm: Phúc Châu, Chương Châu, Tuyền Châu, Quảng Châu, Triều Châu, Quỳnh Châu và Ninh Ba.
Hơn 300 năm hiện hữu, Thất phủ cổ miếu trở thành địa điểm giao lưu của hai nền văn hóa Việt – Hoa trên vùng đất Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.là điểm đến tâm linh không thể thiếu của nhiều người dân...
0 nhận xét:
Đăng nhận xét